SCIENCE - TECHNOLOGY DEVELOPMENT AND INNOVATION CENTER TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Xây dựng mô hình ương giống 3 loài cá biển ở một số tỉnh có tiềm năng nuôi biển trọng điểm là Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An và Phú Yên thuộc chương trình “ Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ phát triển KTXH


Xây dựng mô hình ương giống 3 loài cá biển ở một số tỉnh có tiềm năng nuôi biển trọng điểm là Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An và Phú Yên thuộc chương trình “ Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ phát triển KTXH

Thông tin chi tiết

  • Ngày đăng: 11/01/2021
  • Mã số: NTMN.DA.TW.10-2005
  • Mục nghiên cứu: Nhiệm vụ KHCN công nghệ cấp thành phố
  • Chủ nhiệm dự án: Th.s Trần Văn Đức
  • Thời gian thực hiện: 2005-2007

Chi tiết

I. GIỚI THIỆUBa loài cá: cá song (cá mú) chấm nâu (Epinephelus coioides), cá giò (Rachycentron canadum) và cá hồng Mỹ (Scyaenops ocellatus) là những đối tượng nuôi biển quan trọng của nhiều nước châu Á và cả ở nước ta. Việt Nam gần đây đã sản xuất được cá hương, cá giống của 3 loài cá biển nói trênCông nghệ sản xuất giống nhân tạo các loài cá biển này có đặc điểm chung là bao gồm nhiều công đoạn phức tạp, thời gian để hoàn thành một đợt sản xuất kéo dài 2-3 tháng, yêu cầu cơ sở vật chất và kỹ thuật cho mỗi công đoạn khác nhau về quy mô và trình độ, cá bố mẹ thành thục không có sẵn ngoài tự nhiên, ấu trùng cá biển ăn thức ăn là sinh vật phù du… Vì vậy, để sản xuất được số lượng lớn cá giống cần nghiên cứu tổ chức mô hình sản xuất chặt chẽ, đơn giản, dễ áp dụng, dễ phổ biến trong dân.Toàn bộ quy trình sản xuất giống cá biển được chia ra 3 công đoạn như sau:- Công đoạn 1: Nuôi vỗ cá bố mẹ và cho đẻ- Công đoạn 2: Ương ấu trùng lên cá hương- Công đoạn 3: Ương cá hương lên cá giốngCông đoạn 1 cần đầu tư lớn và đầu tư đón đầu từ 4-7 năm tuỳ loài cá. Mặt khác, để kiểm soát được chất lượng cá bố mẹ, cần tập trung ở một số ít cơ sở.Công đoạn 2 bao gồm công nghệ ương cá bột lên cá hương và công nghệ sản xuất thức ăn sống (tảo đơn bào, luận trùng, Copepoda) là những vấn đề cốt lõi nhất của toàn bộ công nghệ sản xuất giống. Công đoạn này đòi hỏi điều kiện cơ sở hạ tầng vừa phải nhưng đòi hỏi trình độ công nghệ cao.Công đoạn 3 tuy trình độ công nghệ không quá phức tạp, có thể phổ biến nhanh cho dân nhưng lại đòi hỏi lượng bể lớn. Một trại sản xuất có cơ sở vật chất ở quy mô trung bình có thể sản xuất khoảng 500.000 cá hương nhưng cũng với cơ sở vật chất đó chỉ đủ để ương khoảng 60.000-70.000 cá giống. Do vậy có thể sử dụng cơ sở vật chất của các trại tôm và xây dựng một số trại nhỏ chuyên ương cá biển: một trại tôm giống có công suất 10 triệu con giống/vòng sản xuất có thể được tận dụng để ương 30.000-40.000 cá giống/1vòng sản xuất khoảng 30-40 ngày.Với mô hình chuyên môn hoá từng công đoạn như trên, Đài Loan đã sản xuất thành công hàng trăm triệu cá giống của hơn 20 loài cá kinh tế và quy trình sản xuất giống cá biển ở Đài Loan được..

 

I. GIỚI THIỆU
Ba loài cá: cá song (cá mú) chấm nâu (Epinephelus coioides), cá giò (Rachycentron canadum) và cá hồng Mỹ (Scyaenops ocellatus) là những đối tượng nuôi biển quan trọng của nhiều nước châu Á và cả ở nước ta. Việt Nam gần đây đã sản xuất được cá hương, cá giống của 3 loài cá biển nói trên
Công nghệ sản xuất giống nhân tạo các loài cá biển này có đặc điểm chung là bao gồm nhiều công đoạn phức tạp, thời gian để hoàn thành một đợt sản xuất kéo dài 2-3 tháng, yêu cầu cơ sở vật chất và kỹ thuật cho mỗi công đoạn khác nhau về quy mô và trình độ, cá bố mẹ thành thục không có sẵn ngoài tự nhiên, ấu trùng cá biển ăn thức ăn là sinh vật phù du… Vì vậy, để sản xuất được số lượng lớn cá giống cần nghiên cứu tổ chức mô hình sản xuất chặt chẽ, đơn giản, dễ áp dụng, dễ phổ biến trong dân.
Toàn bộ quy trình sản xuất giống cá biển được chia ra 3 công đoạn như sau:
- Công đoạn 1: Nuôi vỗ cá bố mẹ và cho đẻ
- Công đoạn 2: Ương ấu trùng lên cá hương
- Công đoạn 3: Ương cá hương lên cá giống
Công đoạn 1 cần đầu tư lớn và đầu tư đón đầu từ 4-7 năm tuỳ loài cá. Mặt khác, để kiểm soát được chất lượng cá bố mẹ, cần tập trung ở một số ít cơ sở.
Công đoạn 2 bao gồm công nghệ ương cá bột lên cá hương và công nghệ sản xuất thức ăn sống (tảo đơn bào, luận trùng, Copepoda) là những vấn đề cốt lõi nhất của toàn bộ công nghệ sản xuất giống. Công đoạn này đòi hỏi điều kiện cơ sở hạ tầng vừa phải nhưng đòi hỏi trình độ công nghệ cao.
Công đoạn 3 tuy trình độ công nghệ không quá phức tạp, có thể phổ biến nhanh cho dân nhưng lại đòi hỏi lượng bể lớn. Một trại sản xuất có cơ sở vật chất ở quy mô trung bình có thể sản xuất khoảng 500.000 cá hương nhưng cũng với cơ sở vật chất đó chỉ đủ để ương khoảng 60.000-70.000 cá giống. Do vậy có thể sử dụng cơ sở vật chất của các trại tôm và xây dựng một số trại nhỏ chuyên ương cá biển: một trại tôm giống có công suất 10 triệu con giống/vòng sản xuất có thể được tận dụng để ương 30.000-40.000 cá giống/1vòng sản xuất khoảng 30-40 ngày.
Với mô hình chuyên môn hoá từng công đoạn như trên, Đài Loan đã sản xuất thành công hàng trăm triệu cá giống của hơn 20 loài cá kinh tế và quy trình sản xuất giống cá biển ở Đài Loan được phổ cập rộng rãi.
Để đạt mục tiêu 200.000 tấn cá biển nuôi vào năm 2010, chúng ta cần khoản 200-250 triệu cá giống. Với số lượng lớn giống như vậy, chúng ta cũng nên tổ chức sản xuất như mô hình của Đài Loan.
Do việc vận chuyển cá hương đơn giản hơn vì kích thước cá còn bé, ít hoạt động nên có thể vận chuyển được số lượng lớn làm giảm giá thành. Ngoài ra, ương cá hương lên cá giống ngay tại vùng nuôi sẽ nâng cao tỷ lệ sống và hạ giá thành sản xuất. Bên cạnh đó, hàng ngàn trại tôm giống trong vùng trọng điểm nuôi biển có thời gian nghỉ sản xuất tôm nên có thể tận dụng để ương cá biển.


II. KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ HƯƠNG LÊN CÁ GIỐNG
Cá hương (cá sau khi hoàn thành biến thái) có hình dạng ngoài và tập tính giống cá trưởng thành. Lúc này, cá song đã 45-50 ngày tuổi; cá hồng Mỹ 30-32 ngày tuổi, cá giò 35-36 ngày tuổi. Thời gian ương từ cá hương lên cá giống và kích thước cho mỗi loài như sau: cá song 30-35 ngày, kích thước cá hương 3,0-3,5cm, kích thước cá giống 7,0-8,0cm; cá giò 30-35 ngày, cá hương 3,5-4,5cm, kích thước cá giống 8-10cm; cá hồng Mỹ 30 ngày, kích thước cá hương 2,5-3,5cm, cá giống 5,0-5,5cm.
Ở giai đoạn cá hương, cá song đã bắt đầu chuyển sang sống đáy, thích ẩn nấp trong các hang hốc hoặc giá thể nhân tạo; cá giò và cá hồng Mỹ thích vận động, bơi lội trong tầng nước và cả 3 loài đều thích ăn thịt đồng loại.
1. Tạo nơi ẩn nấp cho cá
Đây là khâu quan trọng đối với ương cá song và nâng cao tỷ lệ sống nhằm hạn chế cá ăn thịt lẫn nhau.
Giá thể có thể là ống PVC, thùng bia… tốt nhất là màu đen bố trí đều, không có các hốc kín nhằm hạn chế cá chết do thiết ôxy cục bộ.
2. Thức ăn và kỹ thuật cho ăn
Thức ăn của cá giai đoạn này là cá tạp tươi xay nhuyễn, thức ăn tổng hợp hoặc thức ăn ẩm tự chế biến với thành phần và tỷ lệ như sau (bảng).
Cách làm: Các loài nguyên liệu được xay nhỏ, trộn đều và tạo viên qua các mặt sàng với kích cỡ khác nhau tuỳ theo kích cỡ miệng cá. Phơi viên ẩm trong bóng râm 1-2 giờ sau đó cho ăn ngay hoặc cất giữ trong điều kiện lạnh dưới 40C.
- Cho ăn ngày 4-5 lần, đến mức cá không ăn nữa.
Chú ý: - Không cho ăn thừa để tránh lãng phí và làm ô nhiễm môi trường nuôi.
- Không cho ăn trước khi tiến hành kiểm tra, san lọc hoặc các hoạt động khác gây sốc cho cá. Thức ăn ẩm nên sử dụng trong ngày
Thành phần và một số chỉ tiêu của thức ăn tự chế biến: Bột cá, Cá tạp, Bột cám, Vitamin, Khoáng
Tỷ lệ (%): 35, 47, 15, 2, 1
Hệ số chuyển đổi thức ăn: 1,35

Tỷ lệ sống (%): 98

Tốc độ tăng trưởng (% khối lượng/ngày): 0,36

3. San lọc và phân cỡ cá
Nếu để cá có kích thước không đều nhau trong cùng một bể, chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau ngay cả khi có đủ thức ăn. Tỷ lệ hao hụt do nguyên nhân này có khi lên tới 40-6-%. Hàng tuần, tuỳ mức độ phân đàn mà phải phân cỡ cá một lần. Dụng cụ phân cỡ cá là một loại rổ lọc có các cỡ mắt lưới khác nhau, thông thường mỗi mắt lưới có độ chênh lệch khoảng 1mm. Khi lọc, phải tuỳ thuộc vào cỡ cá thực tế mà chọn bộ lọc có cỡ thích hợp.
- Ngừng cho ăn trước khi phân cỡ khoảng 12 giờ.
- Cho cá vào rổ lọc, những con có kích thước nhỏ sẽ lọt xuống đáy, con lớn nằm lại sẽ được chuyển sang bể khác.
- Yêu cầu khi thao tác phải nhanh gọn, nhẹ nhàng để hạn chế sốc, tránh nhấc cá lên quá mặt nước lâu.
4. Quản lý môi trường nuôi
Chế độ thay nước: Đối với hệ thống bể lọc sinh học, cho nước liên tục chảy qua bể nuôi với lưu lượng khoảng 70m3/giờ/120m3 bể ương. Đối với hệ thống hở - bể nuôi dùng nước chảy qua, hàng ngày thay khoảng 100% - 300% nước tuỳ theo giai đoạn phát triển, mức độ ô nhiễm nước và mật độ cá thả.
Xiphon và vệ sinh đáy bể: Phải làm thường xuyên để đảm bảo môi trường nuôi sạch, không bị ô nhiễm.
- Một số chỉ tiêu môi trường nuôi:
Độ mặn: 25 – 320/00, Nhiệt độ : 25 – 280C, pH: 7,5 – 8,5, NH3 dưới 0,5mg/l, DO trên 4mg/l.
5. Một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị
Bệnh do virus:
Thường gặp là hội chững VNN (Viral Neutral Necropsis). Đây là loại bệnh nguy hiểm nhất, thường xảy ra ở cá song giai đoạn ấu trùng và chuyển biến thái. Triệu chứng thường gặp là cá bơi mất phương hướn, nổi lập lờ trên mặt nước và thường chết hàng loạt. Các cơ quan bị nhiễm thường gồm não bộ và mắt. Cá bệnh thường có tỷ lệ chết cao và nhanh.
Phòng trị: Chưa có biện pháp chữa bệnh, chủ yếu là phòng bệnh. Một số biện pháp phòng bệnh cần áp dụng là: Kiểm tra virus cho đàn cá bố mẹ và cá giống để có giống sạch bệnh, hạn chế lây truyền theo chiều dọc. Đảm bảo môi trường nuôi sạch, tiệt trung các bể và các dụng cụ khác trước khi dùng để hạn chế lây truyền theo chiều ngang. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cá, tránh làm sốc cá khi vận chuyển và thả giống. Nuôi mật độ vừa phải, tránh thả quá dày để tăng cường khả năng kháng bệnh của cá.
Bệnh do vi khuẩn:
Dấu hiệu thường gặp là: lở loét, vây bị rữa, xuất huyết dưới da, có khối u, màu sắc đậm, mắt đục, mắt lồi có xuất huyết hoặc không. Bệnh này thường xảy ra với cá song và cá hồng Mỹ, cá thường chết ở đáy.
Nguyên nhân: Đã phân lập được một số loài Vibrio trong đó có hai loài V. alginolyticus, V. vulnifcus và 1 loài Pseudomonas sp. Hai nhóm Vibrio spp, Pseudomonas sp luôn tồn tại trong nước biển, khi điều kiện môi trường thay đổi xấu làm giảm sức đề kháng của cá, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cá và gây bệnh.
Phòng bệnh: Duy trì mật độ cá thích hợp trong hệ thống ương nuôi, bảo quản tốt thức ăn của cá. Định kỳ tắm nước ngọt khi có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Trị bệnh: Dùng Oxytetracyclin tắm với liều lượng 50-100g/m3 nước trong 1 giờ, liên tục 7 – 10 ngày.
Bệnh do ký sinh trùng:
Thường gặp ở cá giống của cả 3 loài. Các cơ quan bị nhiễm thường là mang và bề mặt thân với biểu hiện là mang có màu nhạt, cá yếu trong thời kỳ nhiễm bệnh. Kỹ sinht rùng sẽ phá huỷ các mô của ký chủ, tạo dịch nhày bám trên mang gây khó khăn cho hô hấp của cá. Khi bị nặng cá có thể chết hàng loạt.
Nguyên nhân: Do loại trùng bánh xe Trichodina sp. sống ký sinh trong mang và da cá.
Điều trị: Tắm cá bằng dung dịch formalin 70-150ppm trong 30 – 60 phút kèm sục khí mạnh hoạc bằng formalin 25 ppm trong 1-2 ngày kèm sục khí mạnh.

Trung tâm phát triển KHCN và ĐMST