Tỏi đen HP - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Tỏi đen là thành phẩm được lên men từ tỏi trắng, trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ, độ ẩm và thời gian. Ăn tỏi đen đúng cách giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa nhiều bệnh như cảm cúm, tim mạch hay thậm chí là ung thư.
1. Tỏi đen là gì?
Tỏi đen vốn dĩ không có trong tự nhiên. Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men, chậm trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 độ C đến 90 độ C) và độ ẩm dao động từ 80 đến 90 độ. Thời gian lên men khá dài, kéo dài từ 20 - 80 ngày. Nhờ đó, tỏi trắng được lên men thành tỏi đen nhánh và hàm lượng các hoạt chất trong tỏi đen tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng khi sử dụng.
Tỏi tươi có thành phần chính là alliin, hợp chất này dễ bị enzym alliinase thủy phân thành allicin. Còn tỏi đen do có quá trình lên men nên hàm lượng các nhóm hoạt chất đã tăng lên nhiều như các hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol, đường Fructose, đặc biệt hàm lượng hoạt chất chính là S-allyl-L-cystein (SAC) tăng lên gấp 4 - 5 lần so với tỏi thường. Do vậy, tỏi đen có tác dụng mạnh và khác so với tỏi thường.
Nhìn chung, tỏi đen khá dễ ăn, khác hoàn toàn với tỏi trắng có mùi hôi và hăng. Tỏi đen có vị ngọt, dẻo, khi bóc không dính tay. Hơn nữa, do không có hoặc ít mùi hăng ăn nên có thể ăn tỏi đen mỗi ngày để tăng cường sức khỏe mà không sợ bị hôi miệng - một sự bất tiện và khá “nhạy cảm” khiến nhiều không dám ăn nhiều, dù biết tỏi tốt cho sức khỏe.
Tỏi đen là một loại thuốc quý được ứng dụng rộng rãi. Ăn tỏi đen hằng ngày có tác dụng:
• Tỏi đen có tác dụng phục hồi tổn thương cơ bắp cho tập luyện, cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể chống mệt mỏi, nhuận gan, nhuận táo, thúc đẩy giấc ngủ, cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt và các chức năng khác trong cơ thể.
• Tỏi đen giúp thu dọn gốc tự do rất mạnh, hiện nay đã biết trên 80 bệnh lý khác nhau có nguyên nhân liên quan đến gốc tự do. Có thể nói, tỏi đen là dược liệu dùng để phòng bệnh rất tốt.
• Tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan, do đó được dùng trong trường hợp viêm gan, xơ gan, hàng ngày tiếp xúc với các chất độc hại, phơi nhiễm với chất phóng xạ.
• Tỏi đen có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, do đó được dùng cho người bị suy giảm miễn dịch do dùng hóa chất hoặc chiếu xạ, người ốm lâu ngày sức khỏe bị suy kiệt. Đặc biệt, với trường hợp bệnh nhân bị cúm, tỏi đen giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, khỏe mạnh trở lại.
• Tỏi đen có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.
• Ngoài ra, tỏi đen còn được chứng minh có tác dụng hạ cholesterol máu, giảm mỡ máu, tăng HDL - Cholesterol, điều hòa đường huyết, do đó, rất tốt cho hệ tim mạch, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao như người béo, mỡ máu.
3. Ăn tỏi đen như nào cho đúng?
Theo các bác sĩ, mỗi ngày có thể ăn một đến ba củ tỏi đen cô đơn, tương đương 3 - 5 gram; khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng; không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.
• Ăn trực tiếp: Ăn trực từ hai đến ba tỏi đen mỗi ngày, người già thì nên sử dụng từ 1 đến 2 củ tỏi để tỏi phát huy được tối đa khả năng , công dụng của tỏi. Khi sử dụng tỏi đen, nên ăn riêng, sẽ tốt hơn rất nhiều khi ăn chúng với gia vị, bởi có thể phản ứng với gia vị , tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn.
• Tỏi đen ngâm rượu: Tốt nhất là nếp nguyên chất không có cồn, uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.
• Ngâm với mật ong: Tỏi đen khi kết hợp được với mật ong, tác dụng rất mạnh trong các điều trị chứng bệnh, đặc biệt là ở trẻ em có những bệnh khi được thay đổi bởi thời tiết.
• Nấu ăn.
Trung tâm phát triển KHCN và Đổi mới sáng tạo mới ra lò mẻ tỏi đen 1 nhánh đến khâu đóng gói cuối cùng sau gần 80 ngày.
Liên hệ để mua giá tốt nhất.
ISC MART 0763 438 676
2018 © Design by Kalzen Media.